Làm gì khi bị bỏng nước sôi hay bỏng bô xe máy đó chính là câu hỏi của rất nhiều người, vậy chúng ta cần phải làm gì để vết bỏng không để lại sẹo. Trước hết chúng ta cần biết sẹo bỏng hình thành như thế nào.
Sẹo bỏng là gì?
Sẹo bỏng là một loại vết thương đối với da hoặc các mô khác tiếp xúc trực tiếp với nhiệt điện, hóa chất, bức xạ hay ma sát, lửa và nước sôi.
Nguyên nhân gây ra sẹo bỏng
Thông thường các chị em thường hay mắc phải những vết bỏng do trong quá trình nấu ăn hay chạy xe máy, và một số điển hình như:
- Sẹo bỏng do nước sối
- Sẹo bỏng do dầu ăn
- Bỏng do bô xe máy
- Bị bỏng do lửa
Và còn rất nhiều nguyên nhân khác gây ra vết bỏng.
Làm gì khi bị bỏng
Vậy bạn cần phải làm gì khi bị bỏng, dưới đây là các cách mà bạn phải chú ý thật kỹ để không để lại sẹo.
Rửa sạch vết bỏng và ngâm nước lạnh:
Nếu bạn bị bỏng do nước sôi hay bô xe máy việc đầu tiên cần làm là phải ngâm vùng bị bỏng vào nước sạch và lạnh (nhiệt độ không đuoc dưới 10 độ C). Hoặc bạn có thể đưa vùng bị bỏng vào trực tiếp vào vòi nước lạnh từ 10 đến 20 phút tùy vào diện tích vết bỏng.
Việc bạn thực hiên như vậy sẽ giúp vết bỏng giảm nhiệt độ và giảm độ sâu của vết bỏng. Ngoài ra, còn giúp cho người bị bỏng đỡ đau rát.
Chú ý: Không được ngâm quá lâu so với thời gian được nêu trên. Nếu bạn ngâm quá lâu sẽ khiến các lớp biểu bì bên ngoài bị tổn thương. Và tuyệt đối không được ngâm hoặc chườm nước đá vào cùng bỏng, vì sẽ khiến thân nhiệt bị hạ gây ra hiện tượng mạch máu bị co, cơ co dẫn đến tình trạng bỏng trở nên trầm trọng hơn.
Sau khi đã ngâm nước lạnh, bạn cần rửa sạch vết bỏng với nước muối sinh lý để xác khuẩn và lau khô. Sau đó bôi ngay thuốc chống nhiễm khuẩn và băng nhẹ bằng gạc vô trùng.
Lưu ý: không nên thực hiện những phương pháp cũ lạc hậu như: bôi nước mắm, nước tương, lòng đỏ trứng gà,..vì có thể làm tăng khả năng nhiểm khuẩn sẽ khiến vết bỏng điều trị khó hơn.
Bôi thuốc kháng khuẩn:
Để cho vết bỏng dễ điều trị hơn bạn cần bôi các loại kem có khả năng kháng khuẩn để không nhiễm trùng hay lở loét. Việc chọn loại kem có khả năng khang khuẩn cũng tương đối khó, BDK khuyên bạn nên cần sự tư vấn của bác sĩ da liễu. Tuyệt đối không được tự bôi hay sử dụng các sản phẩm không rõ nguồn gốc nếu không muốn vết bỏng càng ngày càng nặng.
Lưu ý: Hầu hết từ xưa đến nay mọi người thường sử dụng kem đánh răng bôi lên các vết bỏng mà không biết tác dụng nó sẽ như thế nào. Trong kem đánh răng có chất kiềm loại chất này sẽ khiến vết bỏng đau rát, nên các bạn tuyệt đối không được bôi kém đánh răng nhé.
Thoa kem trị bỏng khi vết bỏng lên da non:
Khi vết bỏng đã lên da non và lành, bạn cần sử dụng gel trị sẹo bỏng như: Dermatix Ultra, Hiruscar, Orlavi Scargel, Contractubex, Mederma, Kelo cote, Klirvin. Đây là những loại kem trị sẹo bỏng có thành phần kích thích sản sinh collagen và elastin, đồng thời kháng khuẩn, làm mềm da và giữ ẩm.
Tùy từng loại sản phẩm mà cách thoa khác nhau, BuocDieuKy sẽ cập nhật cách sử dụng từng loại ở bài viết tiếp theo.
Hạn chế cử động và phơi năng:
Vùng da bị bỏng rất nhạy cảm và mỏng manh, nên các bạn tránh cử động nhiều khi bị bỏng. Và không được phơi nắng việc phơi nắng sẽ làm cho vết bỏng ngày trở nên thâm đen làm mất thẩm mỹ và khó điều trị.